Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

TÌM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dạy: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và cũng từ rất lâu thì con người đã biết đến nghi lễ thờ cúng. Từ nghi lễ thờ cúng trong cộng đồng, dần dần hình thành các tôn giáo khác nhau với những nghi lễ thờ cúng cũng có phần khác nhau.
Việc tế lễ thờ phụng cũng khởi nguồn cho nghi thức cúng tế tổ tiên và thần linh. Có thể nói, nghi thức tế lễ, thờ phụng được hình thành và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Nghi thức tế lễ cho dù biến chuyển qua từng giai đoạn khác nhau nhưng sẽ mãi đồng hành cùng con người bởi “Con người có tổ, có tông.
Như chim có tổ, như sông có nguồn". Có tổ tông, thì ắt phải có nghi lễ thờ cúng và đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của con người. Các nghi lễ này được lưu truyền trong dân gian và đương nhiên cũng sẽ có những khác biệt theo từng vùng miền, từng dòng họ, song thờ cúng đều giống nhau ở mục đích, ý nghĩa.
 Đối với người Việt, thờ cúng đã trở thành “Lễ nghi phong hóa” tức là việc thờ cúng đã được chuẩn hóa theo quy củ, trật tự và trở thành phong tục tập quán của cả dân tộc. Thờ cúng là vấn đề tâm linh, đó cũng là điều thiêng liêng thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Trong xã hội Việt từ cổ đại đã tồn tại mối quan hệ dòng họ sâu sắc xây dựng trên cơ sở huyết thống. Do vậy, ngoài tín ngưỡng tôn giáo thì người dân Việt Nam rất chú trọng đến thờ cúng tổ tiên, ông bà. Người Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha thờ mẹ mới là chân tu”.
Từ tư duy đó, người Việt Nam thờ ông bà, cha mẹ rất mực kính cẩn kể cả khi cha mẹ còn sống lẫn khi cha mẹ qua đời. Bên cạnh đó, ngoài thờ cúng tổ tiên, thì nhiều gia đình Việt Nam dù không theo bất kỳ tôn giáo nào (như Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài) nhưng họ vẫn thờ Thần linh là Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ. Có thể nói, đa phần các gia đình việt Nam có bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa. Thờ cúng thì nhiều, tuy nhiên, người hiểu rõ ý nghĩa và quy chuẩn của thờ cúng lại không nhiều. Vì sao lại thờ Ông Táo, vì sao lại thắp nhang ông Thần Tài, Thổ Địa mỗi buổi sáng? Nếu như những câu hỏi này không được trả lời cụ thể thì việc thờ cúng vốn dĩ rất gần gũi với chúng ta lại trở nên quá xa vời, vô định.
 Nhằm giúp những người đã và đang quan tâm đến vấn đề tâm linh có cái nhìn toàn diện về các nghi lễ và các loại văn cúng. Do đó, Nhà xuất bản Lao động cho xuất bản quyển Sách:

 TÌM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT 
 Nội dung quyển Sách gồm có 06 phần chính sau: 
 Phần 1: CÁCH SẮP ĐẶT BÀN THỜ, NGHI LỄ THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH.
 Phần 2: PHONG TỤC CÚNG LỂ, TẾT GIỖ VÀ NHỮNG BÀI KHẤN TRONG NĂM.
 Phần 3: NHỮNG NGHI LỄ VÀ BÀI KHẤN TRONG VÒNG ĐỜI NGƯỜI.
 Phần 4: NHỮNG BÀI KHẤN CẦU XIN & GIẢI HẠN THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG
 Phần 5: PHONG TỤC, NGHI LỄ CÚNG MA CHAY VÀ GIỖ.
 Phụ lục: GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC SỰ TÍCH THÀNH HOÀNG, ĐỀN, CHÙA Ở VIỆT NAM.
 Quyển Sách được in bằng giấy trắng, khổ 19 x 27 cm, dày 415 trang.

GIAO TẬN NƠI
Mọi chi tiết xin liên hệ : Ms. Hồng Vân
Trung Tâm Thông Tin Luật Việt Nam
ĐC : 147 Đường D1,Phường 25 Q.Bình Thạnh TP HCM
ĐT: 08 66515070 DĐ: 0909880382
GIAO SÁCH 30 PHÚT KHU VỰC TP.HCM VÀ HÀ NỘI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét